Wednesday, February 28, 2007

Chị Linh

Ở Kyoto, Chép có rất nhiều anh chị, bạn bè và cả các em. Trong số anh chị em ấy thì người lớn tuổi nhất là chị Linh. Chị Linh rất khéo tay, biết gấp nhiều hình con vật và cắt hình hoa rất đẹp. Chị còn viết chữ Hán và hát các bài hát tiếng Nhật rất hay. Chị còn dạy cả các bạn cùng lớp nấu món ăn Việt nam nữa. Bây giờ chị Linh không ở Kyoto nữa nhưng mọi người vẫn hay nhắc đến chị Linh, còn các em thì cố gắng học tập chị Linh để trở thành con ngoan và học sinh gương mẫu.
Chị Linh rất yêu quý Chép và đã làm hẳn một bài văn về Chép. Mẹ viết lại ra đây để sau này Chép đọc nhé.

Đề bài: Tả một em bé mà em thích nhất
Bài làm
Cô Giang, bạn của mẹ em sinh con vào ngày 25/12/2005. Đó là một cậu bé dễ thương sinh vào ngày lễ Giáng sinh.
Khi còn ở trong bụng mẹ, em đã được ăn rất nhiều cá chép nên được đặt biệt danh rất hợp lý là Chép. Chép có khuôn mặt tròn, đôi mắt long lanh, cái mồm chúm chím xinh xinh. Hai má của Chép lúc nào cũng phúng phính, hồng hào. Tay chân mũm mĩm, lúc nào cũng ngọ nguợi(*) như muốn mọi người để ý tới. Tuy mới có hai tháng tuổi nhưng Chép đã biết nhìn mồm và cười tue tuét(**) khi có khách đến nhà.
Em thấy Chép thật đáng yêu và ngộ nghĩnh nhất trên đời.

----------------------------
(*) ngọ nguậy
(**) toe toét

Monday, February 26, 2007

Viết tặng em Kamo

Sông Kamo có chỗ trong chỗ đục
Con đường đi có chỗ phẳng chỗ không
Như trời kia cũng có khi giông bão
Cuộc đời này không phải lúc nào cũng bình yên

Hãy biết lựa những chỗ nước trong
Biết đón nhận những gập ghềnh, lên xuống
Biết chờ đợi để rồi trời lại sáng
Cho một ngày mới với ánh bình minh.

Kyoto 26/2/2007

Thursday, February 22, 2007

Viết cho lúc xa nhau

Mình đang xa nhau
Cách cả đại dương xanh
Cách cả một bầu trời
Xa lắm
Không hình dung nổi

Em đang yêu anh
Yêu nhiều như đại dương
Yêu nhiều như bầu trời
Yêu lắm
Không hình dung nổi đâu.

Họ bảo em:
Con trai không tin được đâu
Họ bảo anh:
Con gái học xa nhà
Dễ sa ngã lắm
Không phải anh không dao động
Không phải em dửng dưng
Khi nghe họ nói

Nếu đó là điều hay xảy ra
Nếu đó là lẽ thường tình
Nếu đó là điều dễ hiểu
Thì chúng mình sẽ làm điều ngược lại
Sẽ làm một điều không bình thường
Sẽ làm một sự khó hiểu

Họ sẽ không hiểu được đâu.

--------

Em vốn là một con bé con
Phức tạp,
Hay nghĩ ngợi,
Cầu kỳ và khó tính

Anh yêu em
Em không còn là con bé con nữa
Nhưng vẫn hay nghĩ ngợi
Vẫn phức tạp
Nghĩ về anh
Và phức tạp hoá tình yêu của chúng mình
Mà hình như em vẫn chỉ là
một con bé con
bên anh.


Kyoto lúc xa anh 2004

Viết cho em

Em ước
Cuộc đời như một trang giấy vẽ
Em sẽ tẩy đi những nỗi buồn
Vẽ thêm vào những khoảng trống cô đơn
Và tô màu những phần đen xám

Em ước
Cuộc đời như một cuốn phim
Để "tua" lại những tháng ngày hạnh phúc
Cắt bỏ đi những đoạn khổ đau
Và nhìn lại những lỗi lầm vấp ngã

Nhưng mà
Đó chỉ là những điều em ước
Quá khứ này ai thay đổi được đâu?
Hãy nhìn vào hiện tại để sống
Sống tốt bây giờ để khỏi "ước..." mai sau.

Kyoto 2/2007

Shimako Sensei

Ngay từ lúc mới gửi Chép đi nhà trẻ, mẹ đã có ấn tượng đối với cô Shimako. Một cô giáo đã đứng tuổi, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt rất đẹp và phúc hậu. Dáng vẻ nhanh nhẹn và trẻ trung của cô làm cho người khác khó đoán tuổi. Mãi sau này mẹ mới biết là cô đã 67 tuổi và đã có 30 năm trong nghề nuôi dậy trẻ. Ở vào độ tuổi đấy của cô mà còn làm việc một cách khéo léo như vậy không phải là điều thường thấy.
Để cho Chép cảm thấy yêu mến nhà trẻ, coi nhà trẻ như nhà mình, phần lớn là nhờ cô Shimako. Ban đầu cô tập cho Chép bú bình, mặc dù không dễ dàng gì. Cô phải thay các loại núm vú khác nhau, hoặc là dùng kiểu núm có đầu bằng thìa để cho Chép uống. Rồi cô tập cho Chép ăn dặm. Chép không chịu ngủ thì cô phải địu Chép để ru Chép ngủ. Biết Chép thích nghe hát ru, cô cũng hát các bài hát tiếng Nhật để ru Chép. Đến khi biết Chép thích nhạc Bob Dylan, cô còn cất công nhờ chồng cô copy cho 1 đĩa nhạc để đem đến lớp bật cho Chép nghe. Mọi sự cố gắng của cô và của bố mẹ rồi cũng có kết quả. Chép dần dần quen với nhà trẻ và nhất là Chép rất yêu mến cô Shimako. Đến bây giờ Chép cứ nhìn thấy cô Shimako là đòi bế, Chép khóc vì hờn dỗi khi thấy cô bế các bạn khác. Có lúc không thể để Chép đấy mà đi, cô phải địu Chép đằng sau lưng để Chép có thể ở bên cạnh cô khi cô làm việc khác.
Hôm nay mẹ có 40 phút ngồi nói chuyện với cô Shimako về Chép. Đây là những buổi gặp mặt thường xuyên giữa cô giáo và cha mẹ để thảo luận, trao đổi về các vấn đề của con cái. Mẹ và cô đã nói nhiều chuyện: từ việc làm thế nào để phòng tránh việc lây nhiệm các loại bệnh ở nhà trẻ, chuyện viêm tai giữa quá lâu của Chép, việc ăn uống, chuyện tập đi, cho đến việc Chép chuẩn bị lên lớp vào tháng 4 này. Cô nói rằng Chép rất hay quan sát các bạn hay mọi người để bắt chước. Có lần cô buộc lại tóc, và kẹp đằng sau bằng 2 cái kẹp, thì Chép bò đến và cầm lấy 1 cái, không chịu đưa cho cô, mà vòng ra đằng sau cô để muốn kẹp lên đầu cho cô. Cô cũng chỉ cho mẹ biết về quá trình phát triển của trẻ, làm sao để luyện cho Chép tự cầm thìa ăn, hay việc Chép chưa biết đi cũng không có gì đáng lo ngại. Cô còn bảo nếu thứ 7 nào mà bố mẹ muốn date thì cứ gửi Chép đi nhà trẻ, vì bố mẹ đã trông Chép suốt cả tuần và không có thời gian cho bản thân rồi.
Đến tháng 4 này có thể Chép không được học cô nữa, hoặc lúc đó cô sẽ phải chuyển đi nhà trẻ khác, và cô cũng chỉ còn 3 năm nữa là phải về hưu. Nếu cô còn làm việc ở nhà trẻ này, thì cô vẫn có thể quan sát Chep-kun từ xa, vì cô bảo cô đã coi Chép như まご của cô rồi. Không biết sau này khi lớn lên Chép còn nhớ về cô Shimako không nhỉ. Nếu Chép không nhớ mẹ sẽ kể cho Chép nghe nhé.

Tuesday, February 20, 2007

Dance Sport

Bây gi c ti th 7 hàng tun Marikoji dorm li nhn nhp tiếng nhc và tng đôi tng đôi xoay vòng dưới s hướng dn ca 2 instructors là Trung Dũng và Thuỳ Nhiên. S nhit tình ca 2 bn, cng vi s yêu thích nhng bn Cha cha cha hay Tango đã cun hút được các bn Sinh viên Vit nam, Mexico, Đc hay Thu sĩ... vào nhng điu nhy. T nhng người đã tng hc nhy vài năm cho đến nhng beginner chưa bao gi nhy đu có th tham gia hết mình. Có khi hc điu này li quên mt điu kia, hay bước cơ bn cũng phi mt vài bui mi nh được, có lúc nhy c lò dò nhìn xung chân ri va hết vào nhau...Không sao c. Ch cn có s nhit tình và lòng yêu thích là đ. Các hc viên dn dn tiến b, và cũng có vài ln trình din ti nhng bui party. Tuy trình đ còn khiêm tn, nhưng CLB đã khuy đng được phong trào, đem đến s sôi đng, làm gim bt đi phn nào nhng stress ca đi sng sinh viên xa nhà. B m Chép thì va hc va thay nhau bế Chép. Lúc nào nh được các cô chú bế h mt lúc là phi tranh th ra tp. Chép hình như cũng quen vi các điu nhc và nhún nhy theo. Sau này có khi phi gi Chép theo hc chú Dũng mi được. Vì ngoài tài năng dancing, chú Dũng còn biết chơi ghita, piano na. Có thêm mt chút cht ngh sĩ vào s làm cho cuc đi thêm thú v. Hãy làm phong phú cuc sng ca mình bng mt điu valse, tango hay cha cha cha nhé.

Monday, February 19, 2007

Viết cho con

Con là một phần cuộc đời của Mẹ
Không phải là tất cả.
Mẹ sống là vì con
Và vì mẹ
Nhưng
Khi Mẹ buồn
Con làm nỗi buồn của Mẹ vơi bớt
Con cứu cuộc sống của Mẹ
Cho dù chỉ cứu được một phần
Con là tất cả
Của cái phần còn lại ấy.

My words

Anh hãy làm chủ trái tim em
Nhưng đừng nên làm chủ cuộc sống của em

---------

Đời người thì hữu hạn
Mà nỗi buồn thì vô hạn

---------



Nước đại dương mênh mông thế, cũng không phải là nhiều
Sao nước mắt chỉ một vài, mà lại thấy quá nhiều.


Ước gì cuộc đời như tách cà phê
Để ta có thể quen với vị đắng.


Kyoto 2/2007

Saturday, February 17, 2007

Khai bút đầu xuân- Tết Đinh Hợi 2007

Vào thời khắc giao thừa hàng năm mẹ thường có thói quen giở nhật ký ra viết. Viết về một năm đã qua để ngẫm nghĩ lại và ghi nhớ lại. Nhưng năm nay ở xa nhà, bạn bè ở Kyoto cùng nhau tổ chức party đón giao thừa nên mẹ không còn thời gian để ngồi viết nữa. Đành phải chờ sang ngày mùng 1 Tết để viết khai bút cho blog của cả nhà.
Party giao thừa năm nay rất vui và đầm ấm. Các thành viên nhí được các cô các bác mừng tuổi và tặng quà. Chép kun thì quên mất không đem cái túi bác Hà tặng đi để đựng tiền mừng tuổi. Em Kamo có cái túi đấy đeo ở cổ, thế mà cũng được mừng tuổi kha khá đấy. Rồi lại có màn dancing của CLB dance sport khá ấn tượng. Bố mẹ Chép mặc dù học hơi kém ở lớp dancing nhưng cũng hăng hái tham gia nhiệt tình. Thì phong trào là chính mà. Sau buổi biểu diễn này, khéo CLB sẽ thu hút thêm được nhiều thành viên mới cũng nên. Chắc sẽ phải viết thêm về CLB này sau vậy.
Party kéo dài đến tận 10h30. Cu Chép chẳng chịu ngủ gì cả, chắc là do không khí nhộn nhịp quá. Sáng mùng 1 Tết, cả nhà ngủ dậy muộn hơn thường lệ. Mẹ dậy nấu ăn sáng cho Chép, rán lại 2 miếng bánh chưng còn thừa của Party hôm qua cho Bố mẹ. Rồi mẹ ngâm gạo để nấu xôi, luộc chân giò để làm mâm cỗ cúng đầu năm.
11h sáng, mẹ và Chép đi bộ ra ngôi chùa gần nhà. Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 Tết đã trở thành một thông lệ không thể thiếu. Không khí sáng nay sao tự nhiên có cảm giác giống như Tết ở nhà mình. Chỉ là một sáng thứ 7 bình thường mà sao có cảm giác như đường phố cũng thưa vắng hơn, thời tiết thì se se lạnh. Vừa đi mình vừa thả cho đầu óc bay trở về cái không gian quen thuộc, nơi đó mình cũng đi bộ cùng mẹ đến ngôi chùa nhỏ gần nhà vào sáng mùng 1 Tết. Ngôi chùa ở đây rất lớn, ngay đường đi vào cũng có 2 cây đào đang nở hoa. Phía bên trong rất rộng, hầu như không có ai, không gian thật tĩnh mịch. Mình đến gian chùa chính để lễ. Bên trong gian chính là một bức tượng phật quan âm rất lớn, mặc dù xung quanh có vẻ tối và không hề có hương hoa thắp như ở Việt nam, nhưng sao vẫn cảm thấy sự linh thiêng kỳ lạ. Ở một gian nhà khác, có tiếng làm lễ tụng kinh, nhưng mình chỉ đứng ngoài lễ, vì không thể để Chép một mình bên ngoài. Đi chùa đã làm cho lòng mình cảm nhận được một chút gì đó là không khí Tết ở một nơi xa xôi như thế này.
12h về nhà đồ xôi và chuẩn bị mâm cỗ cúng. Mâm cỗ năm nay có xôi gấc, chân giò luộc và giò bò tự làm. Mình đem mâm cỗ ra cúng ở ngoài sân theo đúng hướng dẫn của mẹ. Nhưng được một lúc thì trời đổ mưa nên đành phải đem vào nhà và mời quan thần linh vào nhà dùng nốt bữa.
Buổi chiều mẹ Chép lại lượn đi mua sắm một chút cùng mẹ em Kamo. Và cũng không quên mua ít muối theo như phong tục ở nhà. Buổi tối có bác Long và chú Thịnh sang chúc Tết và ăn cỗ đầu năm cùng cả nhà.
Thế là đã sang năm Đinh Hợi. Chúc cho mọi người và mọi nhà một năm mới đầy ắp những niềm vui, những điều tốt lành, niềm tin và sự may mắn.

Thursday, February 15, 2007

Dì Hương

Chép chưa gặp dì Hương lần nào. Nhưng Chép đã được nghe mẹ kể rất nhiều về dì Hương. Dì cũng đang đi học rất xa. Ngành học và cũng là niềm đam mê của dì, đó là ngành báo. Để theo đuổi ngành này cần có sức khoẻ, kiến thức, sự năng động và nhạy cảm. Nhưng cần nhất đó là niềm đam mê và yêu thích nó. Cái này thì dì Hương không thiếu. Trong suốt mấy năm học ở ĐH, dì đã đạt được nhiều thành tích, mà có thể là mẹ Chép cũng không nhớ hết để kể ra đây. Bức ảnh bên cạnh là chụp dì ở ĐH Princeton trong một dịp được đi hội thảo vào mùa hè. Thỉnh thoảng được đọc những bài báo trên e-news hay những bài đăng trên trang nhất của báo trường của dì, cả nhà cảm thấy tự hào và tin tưởng hơn vào con đường dì đã chọn.
Đến tháng 5 năm 2007 này, dì sẽ tốt nghiệp ĐH. Cả nhà mong đến ngày đấy của dì để được chứng kiến ngày dì sẽ chính thức bước vào làng báo chí chuyên nghiệp, trên đất Mỹ hay ở bất cứ đâu. Keep going and never give up!

Wednesday, February 14, 2007

Happy Valentine's Day!

Hôm nay là ngày Lễ tình yêu của năm 2007. Tặng anh một món quà nhỏ là tình yêu của em. Mong rằng tình yêu của chúng mình sẽ lớn dần theo năm tháng, để chúng mình ngày càng hiểu nhau hơn, thương yêu nhau nhiều hơn, có thêm nhiều sức mạnh để chở che đùm bọc nhau, làm chỗ dựa cho nhau, và cùng chung sức xây dựng gia đình nhỏ bé của chúng mình luôn đầy ắp tiếng cười. Gửi đến con trai tình yêu thương, sự vất vả và niềm vui trong việc nuôi con lớn từng ngày của Bố mẹ. Con là sự hiện diện rõ ràng nhất cho tình yêu của Bố mẹ đấy.

Party đón Tết ở Osaka

Thế là sắp đến Tết nguyên đán rồi. Lại thêm một cái Tết xa nhà. Nhưng Tết năm nay là cái tết đầu tiên của cu Chép đấy. Đón Tết ở đây không có cảnh chợ Tết chen nhau mua cành đào cây quất, không có cảnh quây quần gói bánh chưng như ở Việt nam, nhưng không khí đầm ấm và tình người thì vẫn thế. Cả nhà CHép đã có dịp đón Tết cùng với các bác các cô chú ở Kyoto và những ai là người VN khác đang sinh sống ở vùng Kansai. Party do LSQ tổ chức ở Osaka. Từ Kyoto đi bằng tàu cũng khá xa, mất 1 tiếng rưỡi mới tới nơi. Bữa tiệc bắt đầu bằng các bài phát biểu không thể thiếu của các quan chức, sau đó là tiệc đứng với đủ các món truyền thống của ngày Tết như bánh chưng, dưa hành, giò, chả, nem, và thêm vài món Nhật nữa. Mọi người ăn uống chỉ là phụ, còn chủ yếu là thăm hỏi nhau, và thưởng thức các tiết mục biểu diễn. Ngoài các tiết mục tự biên tự diễn của các SV các vùng, còn có tiết mục ảo thuật và dancing của các bạn trẻ người Nhật. Sinh viên Kyoto cũng đóng góp mấy tiết mục ca nhạc khá hay và màn dancing của CLB Dancing Sport khá sôi nổi. Phải nói là bữa tiệc diễn ra rất vui vẻ, hoà đồng, sôi động, làm vơi đi nỗi nhớ nhà của mỗi người trong dịp Tết đến. Cu Chép hôm nay đi chơi cũng rất ngoan. Buổi trưa, ăn uống xong thì cậu ngủ tít, mặc dù đàn nhạc ẫm mỹ bên tai. Nhân dip năm mới, kính chúc mọi nhà sức khoẻ, hạnh phúc, an khang!

Monday, February 12, 2007

Chép và chim bồ câu

Hôm nay là th 2 ngày 12/2/2007, ngày l ngh bù cho ngày Quc khánh nước Nht hôm qua. Tri nng đp nên c nhà có thi gian cùng nhau do b bên b sông Kamo, và B Chép cũng mun ngm xem có chú cá nào đ câu làm mt ba vào dp Tết này không. Trước tiên là r qua siêu th mua ít bánh mì đ ra b sông cho chim b câu ăn. B câu đây nhiu lm. Thy có cái ăn là chúng bay đến quây ly xung quanh. Chép trông thy b câu thì l lm. Mãi sau cu mi biết bt chước b cm bánh mì ném ra cho b câu ăn. Dn dn cu thy thú v. Con nào xa thì cu ch tay ri nói kiu như là gi chúng li. Chép bò ra c đt đ li gn lũ b câu. Qun áo, giy, tt là lm lem đy đt. Lũ b câu này cũng dn người, có con còn đu lên c đùi B Chép đ được ăn. Nhưng miếng bánh mì nào rơi xung nước, b đy ra xa thì b câu đành phi nhường cho my chú vt đang bơi gn đó. My chú s bé xíu cũng lanh chanh gn v sông đ kiếm vài mu bánh mì hiếm hoi rơi xung. B Chép bo loài chim b câu này có đc đim là không bao gi đánh nhau.Hay có l vì thế mà người ta ví chim b câu vi hoà bình nh? Mà thôi nói t "chim b câu" đây khéo phi nói nh nh thôi. Không người Nht người ta nghe thy thì ngượng lm, hihi.

Friday, February 9, 2007

Dì Thu

Chỗ dì Thu đang ở có thể vào rừng hái nấm và nhặt hạt dẻ. Cây nấm khổng lồ này nặng tới gần 800gram cơ đấy. Còn hạt dẻ thì nhiều tới mức có thể đem về làm mứt ăn dần cho cả năm. Vừa rồi nhà Chép cũng đựoc thưởng thức món mứt hạt dẻ dì Thu gửi sang dịp Sinh nhật Chép. Hạt dẻ ăn với kem vani và kem tươi ngon tuyệt. Từ lúc sinh ra Chép mới chỉ đựoc gặp dì Thu có mấy tiếng đồng hồ thôi. Nhưng năm nay hy vọng Chép sẽ được sang thăm dì Thu thật lâu để dì Thu đưa Chép đi chơi hay là vào rừng nhặt hạt dẻ như thế này. Otanoshimi ni!

Thursday, February 8, 2007

Thơ thẩn (2)

Liệu có thể không anh
Chúng mình hạnh phúc mãi?
Em nghe nhiều chuyện lắm
Những phức tạp đời thường
Không vô tư trong trẻo
Như hồi mới yêu nhau

Liệu có thể không anh
Chúng mình hạnh phúc mãi?
Giây phút này hạnh phúc
Mà em sợ ngày mai...

************

Em là người sách vở
Còn anh thì vô tư
Mọi người thường bảo thế
Đến là khác biệt nhau

Khác nhau thì ghép lại
Giống trò chơi xếp hình
Tìm nhau để ghép lại
Khăng khít chẳng tách rời.

************

Em tin anh như tin trái đất tròn
Dù ngày xư Galilê bị xử tử, đó vẫn là chân lý
Em tin tình yêu của anh là định luật
Đã được chứng minh, công nhận rõ ràng
Đã có lần em giả thiết định luật sai
Thế mà anh chứng minh ngược lại: đúng
Em tin anh với 100% tuyệt đối
Mặc dù đã nghe nói thuyết tương đối của Anhxtanh
Em sẽ yêu anh đến khi nào
Định luật trên bị chứng minh ngược lại
Trái này không tròn như người ta tưởng
Và niềm tin đi theo thuyết Anhxtanh.

Kyoto 2005

Wednesday, February 7, 2007

Thơ thẩn (1)

Đừng nghĩ gì nếu em khen ai đó
Đẹp trai, tài giỏi dáng hào hoa
Có gì đâu cái đẹp để ngắm nhìn
Nhìn một tí là em quên ngay đấy.

Đừng buồn nhé nếu em cười nói
Với vài bạn trai quen biết sơ sơ
Họ cũng giống như bao người khác
Làm quen, tán chuyện, vớ vẩn thôi.



Đừng giận nhé nếu ai đó trêu em
Và nói đôi điều anh nghi hoặc
Họ ghen tị với anh vì em đấy
Và ngưỡng mộ tình yêu của chúng mình

Nếu ngày nào đó em có gì thay đổi
Anh có buồn, giận, hay khổ đau?
Nhưng cái "nếu" đó không bao giờ có
Bởi em yêu anh hơn cả chính mình.

******************

Đôi bờ sông có đôi
Đôi đũa ăn có đôi

Đôi giầy có phải trái
Chiếc nồi cũng có vung

Em có anh-một nửa
Vậy mà cách xa nhau...

Thiếu một nửa của mình
Em không là em nữa.

******************

Em bắt anh phải tập yêu em
Vì ngày đầu anh vô tư quá
Không để ý đến ánh mắt em nhìn
Lại còn gán em với ai đó nữa

Em bắt anh phải tập yêu em
Phải dịu dàng quan tâm chăm sóc
Muốn ngồi cạnh lúc ở trên xe
Khi tiễn về muốn đường xa mãi

Em bắt anh phải yêu em mãi
Biết chở che gánh vác gia đình
Biết an ủi vỗ về, âu yếm
Biết sống cùng em đi trọn cuộc đời

Em bắt anh tự nguyện yêu em
Như mặt trời mọc lên mỗi sớm
Như mặt trăng ngự trị bóng đêm
Như trái đất tồn tại cùng vũ trụ
Với tình yêu đẹp mãi của chúng mình.

Kyoto 2005

Tuesday, February 6, 2007

Flowers in Kyoto

Chép tập đi

Chép yêu của Bố mẹ đã tư đứng được 1 mình vào ngày 16/1/2007, tức là lúc Chép được 1 tuổi 21 ngày. Sau đó đúng 1 tuần thì Chép tự đi được 3 bước. Nhìn thấy con tự đi được, Bố mẹ hạnh phúc lắm. Chép của bố mẹ nhanh biết đi con nhé. Mong rằng sau này con cũng tự đứng vững được trên đôi chân của mình.

Sở thích của Bố Chép

Bố Chép thì có nhiều sở thích lắm. Một trong những sở thích đó là câu cá. Bố Chép có thể ngồi hàng giờ bên dòng sông Kamo để câu. Mẹ Chép thì thường ngồi nhà đợi cá thôi, vì người ta thường bảo con gái đi cùng sẽ không câu được cá. Mà ngồi nhà cũng được, chứ ngồi ngoài bờ sông hàng tiếng như thế, quên cả ăn, quên cả giờ giấc, thì chắc mẹ Chép cũng không theo được.
Đây là chú cá chép to nhất mà Bố Chép đã từng câu được. Con này nặng 9kg đấy. Trông kinh khủng không. Ngoài Bố Chép ra thì cũng chẳng có ai mổ được chú cá này. Cá Chép có thể làm được rất nhiều món: lẩu cá, cháo cá, chả cá, cá hấp, cá rán, cá băm viên, ruốc cá,... Hồi bà ngoại Chép sang đây cũng được thưởng thức món cá Chép này mấy lần. Bà đem chuyện cá chép về Việt nam kể làm mọi người ai cũng ngạc nhiên. Nếu có ai đến chơi nhà Chép ở đây vào mùa câu cá, thế nào cũng được thưởng thức những món cá chép tuyệt vời này.

Bob Dylan


Đây là Bob Dylan, ca sĩ yêu thích của Chép. Bố mẹ dỗ Chép khóc cũng bằng nhạc Bob Dylan, ru Chép ngủ cũng phải bật nhạc Bob Dylan. Có thể những bài hát country của Bob Dylan nghe nhẹ nhàng, như kể chuyện, làm cho trẻ con dễ thích chăng.
Chép thích nhạc Bob Dylan đến nỗi mà hồi mới đi nhà trẻ, để dỗ Chép, cô giáo cũng phải copy một đĩa CD nhạc Bob Dylan để đem đến nhà trẻ bật cho Chép nghe.

Thursday, February 1, 2007

Chép và những lần bị ốm


Chép ốm lần đầu tiên khi được 5.5 tháng. Lúc đó Chép bị cảm, và mới đi nhà trẻ được mấy tuần. Chép phải nghỉ ở nhà gần 10 ngày liền. Đó là lần đầu tiên mẹ biết thế nào là chăm con ốm. Đến lúc con khỏi thì mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Sau này thì mẹ cũng quen dần với những lúc Chép bị ốm, nào là đưa đi khám, cho uống thuốc, giặt giũ quần áo chăn màn nếu chẳng may Chép nôn ra...Bị cảm, sổ mũi, ho, sốt là chuyện thường xuyên, nhất là trong mùa lạnh. Gần đây nhất là Chép đang bị viêm tai giữa (中耳炎) và bị influenza. Biểu hiện của viêm tai giữa là Chép hay lấy ngón tay ngoáy vào tai, nhưng mẹ ko để ý và cho đó là bình thường. Đến khi tai Chép chảy nước thì mẹ mới biết và vội vàng cho đi khám. Nhưng bệnh này ở trẻ con ko dễ khỏi, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Chép phải uống kháng sinh gần 2 tháng nay mà vẫn chưa khỏi hẳn. Cứ mấy ngày là mẹ lại phải đưa Chép đi khám để lấy thêm thuốc. Không biết Chép còn phải chịu đựng tình trạng thuốc thang này đến bao giờ. Bố mẹ lo uống nhiều thuốc như vậy hại người lắm, mà cũng chẳng biết làm gì hơn.

Chép đi nhà trẻ


Chép đi nhà trẻ lúc gần 5 tháng tuổi. Thời gian đầu khá vất vả, vì Chép đã biết lạ, nên trong một môi trường mới, với nhiều người lạ như vậy, Chép chưa quen. Chép cũng không chịu bú bình, mặc dù cô giáo đã phải thử rất nhiều cách khác nhau, như đổi núm vú, dùng núm có thìa,..nhưng ko đem lại hiệu quả. Cuối cùng mẹ đành phải hàng ngày đến nhà trẻ vào 12h trưa để cho Chép ti khoảng 30phút, kết hợp với việc luyện cho Chép bú bình ở nhà. Phải mất 1 tháng rưỡi, Chép mới quen được với nhà trẻ và chịu ăn ở nhà trẻ. Đó cũng là lúc Chép bắt đầu ăn dặm, nên các cô dễ luyện cho Chép hơn. Chép dần dần đã cảm thấy yêu quý các bạn và cô giáo. Ở nhà trẻ lại có nhiều đồ chơi, được đi dạo, được nghe kể chuyện, được tắm pool vào mùa hè,.. Thời gian ở nhà trẻ đối với Chép đã trở thành khoảng thời gian thú vị, có nhiều điều để khám phá. Mẹ cũng có nhiều thời gian để dành cho việc học hơn. Cả nhà mình cùng cố gắng, con nhé.

Đi lễ đầu năm

Vào ngày mùng 1 tháng 1 hàng năm, người Nhật có phong tục đi lễ ở đền, chùa, tiếng nhật gọi là 初詣(Hatsumode).
Năm nay Bố bận đi làm thêm nên chỉ có 2 mẹ con Chép đi lễ ở đền Shimogamo gần nhà. Người đi lễ rất đông. Phải xếp hàng mới đến lượt vào lễ. Ngoài gian lễ chính, còn có các ban lễ nhỏ tượng trưng cho từng năm tuổi. Ai tuổi gì thì xếp hàng ở ban lễ đó để vào lễ. Mẹ cũng lễ ở ban lễ tuổi gà của cu Chép, để cầu mong trời phật phù hộ cho Chép sức khoẻ trong năm mới.

Giáng sinh 2006

Từ nay trở đi, Giáng sinh trở thành 1 ngày đặc biệt đối với cả gia đình. Vì Giáng sinh là ngày sinh nhật của Chép mà.
Giáng sinh năm nào, mẹ Chép cũng viết lời chúc để treo lên cây thông Noel. Năm nay cả gia đình Chép cũng đến khu shopping ở Kintetsu viết lời chúc. Mỗi lời chúc được viết lên 1 ngôi sao. cả cây thông lấp lánh những ngôi sao trông thật đẹp.
Hy vọng niềm vui, hạnh phúc và sức khoẻ sẽ đến với tất cả mọi nhà.
Merry Christmas!

Sông Kamo

Đây là con sông hết sức quen thuộc với những ai đã từng đến Kyoto hay đang sinh sống ở Kyoto. Bố Chép câu cá trên dòng sông này, những ngày cuối tuần ấm áp, cả nhà Chép đi dạo dọc bờ sông, ngắm những loài chim đang kiếm ăn ở sông. Những bữa tiệc barbecue của Hội sinh viên VN cũng thường được tổ chức cạnh dòng sông này. Khi nào cả nhà Chép chia tay Kyoto, chắc chắn sẽ nhớ sông Kamo nhiều lắm.
Mỗi lúc ngắm nhìn sông Kamo, thấy cuộc sống thật thanh bình.

Sinh nhật đầu tiên của Chép

Chép tròn 1 tuổi vào Giáng sinh năm 2006. Thời gian trôi nhanh quá. Chép của Bố mẹ đã biết làm nhiều thứ rồi. Chép biết gọi mama, biết chào baibai, Chép biết ú oà, biết múa, biết alô điện thoại nữa. Chép lớn lên từng ngày. Chúc con trai của Bố mẹ luôn mạnh khoẻ, hay ăn và chóng lớn. Bố mẹ yêu con trai nhiều lắm.

Tại sao Chép có tên là Chép?

Trước khi Chép chào đời, Bố mẹ đã nghĩ rất nhiều cái nickname để đặt cho Chép. Nhưng vẫn chưa thực sự ưng ý cái tên nào cả. Thế rồi Bố Chép bắt đầu câu cá ở sông Kamo gần nhà. Hoá ra Bố Chép thích câu cá đến kỳ lạ, và cũng khá thành thạo trong trò này. Mẹ Chép và nhiều bạn bè ở Kyoto vì thế đã được thưởng thức món cá chép từ thành quả của môn câu cá. Suốt thời gian mang bầu, không biết mẹ Chép đã được ăn bao nhiêu kg cá chép rồi. Cá chép làm được đủ các món: nào là lẩu cá, cháo cá, chả cá, cá rán, cá hấp, cá băm viên, và lại còn cả ruốc cá nữa. Thế là cái tên Chép ra đời. Người đầu tiên nghĩ ra cái tên này là dì Thu. Đúng là phải cám ơn dì đã nghĩ ra 1 cái tên đầy ý nghĩa và dễ thương đến vậy.