Monday, March 26, 2007
New image
Friday, March 23, 2007
7 ngày trước khi về Việt nam
Thursday, March 22, 2007
Differences?
Khoảng thời gian gần 4 năm sống ở Nhật và những chuyến sang Nhật ngắn ngày trước đó đã dậy cho mình hiểu hơn một chút gì đó về người Nhật. Có thể đó chỉ là một phần, có thể chỉ là phiến diện, hay là suy nghĩ chủ quan của bản thân. Nhưng mình muốn chia sẻ, nhất là sau khi nói chuyện với cô bạn cùng lab người Indonesia về người Nhật.
Mình đã vấp phải sự khác biệt đầu tiên khi muốn tặng quà các cô giáo ở nhà trẻ của Chép. Đợt đó sau chuyến về Việt nam, mình có đem sang 1 chút quà lưu niệm để tặng các cô. Nhưng các cô đã từ chối. Mình thực sự cảm thấy shock. Đó chỉ là 1 chút quà rất nhỏ, để làm kỷ niệm,và dù sao thì mình cũng là 1 non-Japanese, một món quà hoàn toàn mang tính tình cảm. Nhưng các cô giải thích rằng các cô là công chức, và không được phép nhận bất cứ 1 món quà nào.
Một lần khác, nhà trẻ tổ chức chương trình đến thăm gia đình. Một cô phụ trách sẽ đến gia đình của học sinh khoảng 30 phút để nói chuyện về tình hình phát triển của trẻ, và giải đáp những băn khoăn của phụ huynh. Cô cũng dặn trước là sẽ không phải chuẩn bị chè nước gì cả. Nhưng tất nhiên là khách đến nhà thì mình cũng phải chuẩn bị sẵn một ít hoa quả, pha nước chè để tiếp khách. Lúc đầu mình còn định làm món chè hay bánh rán kiểu Việt nam để mời cô, nhưng sau thấy kích rích lại thôi. Cô nói chuyện rất cởi mở, nhiệt tình nhưng không hề ăn hay uống bất cứ cái gì, cho dù mình đã mời rất nhiều lần. Cô nói đấy là nguyên tắc, và cô phải giữ đúng những cam kết của nhà trẻ.
Gia đình em Kamo chuẩn bị chia tay Kyoto để về Việt nam. Bố mẹ Kamo muốn tổ chức 1 bữa tiệc nho nhỏ để chia tay các cô giáo và bạn bè ở nhà trẻ. Nhưng bữa tiệc đó cũng lại vi phạm các nguyên tắc. Mình chẳng hiểu đấy là những nguyên tắc gì. Liệu người ta có thể lợi dụng bữa tiệc đó để nhờ vả hay vụ lợi gì đó không, khi có thể đấy là lần cuối cùng người ta được gặp nhau???
Nếu chỉ nói là ngạc nhiên không thôi thì chưa đủ, có lẽ mình cảm thấy buồn vì những tình cảm chân thành bị từ chối. Liệu có đủ nếu con người ta chỉ sống bằng những nguyên tắc cứng nhắc như vậy?
Please remember, you are a human!
Chép nhõng nhẽo quá
Hôm nọ học dance, Chép cũng chẳng để cho ai bế ngoài mẹ. Bố bế Chép cũng chỉ được một lúc rồi Chép lại đòi theo mẹ. Thế là suốt buổi hôm đấy, mẹ chẳng học và cũng chẳng tập được gì cả. Chán ghê cơ.
Sáng ra, Chép cũng khóc ngay nếu mẹ không bế hay ngồi bên cạnh. Mẹ đã đưa bánh mì cho Chép cầm ăn để đi đánh răng rửa mặt, nhưng thấy mẹ đi là Chép lại kêu rồi bám theo. Chép còn leo cả vào toilet để ôm lấy chân mẹ trong lúc mẹ đánh răng. Thế có khổ không cơ chứ. Có hôm mẹ vội, đã không có thời gian mà Chép lại cứ không rời mẹ để mẹ chuẩn bị các thứ, làm mẹ phát cáu lên. Mẹ quát 1 câu là nước mắt lại vòng quanh ngay.
Hồi trước Chép cũng đã từng có những giai đoạn nhõng nhẽo như thế này. Rồi sau đấy Chép lại chịu chơi một mình. Chắc là trẻ con thỉnh thoảng lại có những lúc như vậy. Điều đó chứng tỏ chúng đang lớn lên chăng?
Tuesday, March 20, 2007
Sleeping child
Từ hồi 3 tháng tuổi, Chép đã ngủ một mạch 7 tiếng từ tối cho đến sáng. Nên hồi đấy mẹ cũng không bị mất ngủ nhiều. Nhưng đến tháng thứ 6, nhịp sinh học của Chép lại bị thay đổi: Chép lại bắt đầu thức dậy để đòi ăn đêm. Có thể là nhu cầu ăn của Chép đã tăng lên, nếu ban ngày ăn dặm không đủ thì ban đêm Chép sẽ thức dậy. Sau đó mẹ đã điều chỉnh dần dần.
Đến bây giờ thì giờ giấc của CHép đã đi vào ổn định rồi. Thường thì Chép đi ngủ vào khoảng 9h30 tối cho đến 8h sáng. 8h 30 là mẹ và Chép phải ra khỏi nhà để kịp giờ đến nhà trẻ. Chỉ có 30p để cho Chép ăn sáng, rửa mặt, và chuẩn bị đồ. Thế mà có hôm đánh thức mãi Chép không chịu dậy. Mắt cứ nhắm tịt lại mặc dù biết mẹ đang gọi bên tai. Có hôm Bố điểm danh gọi tên "Nguyễn Kiên Lê Chi" cho cậu tỉnh ngủ, thì cậu vừa nhắm mắt vừa giơ cao tay lên đầu. Bố toàn phải dùng cách là cù léc thì cậu mới buồn cười rồi tỉnh ngủ được.
Vì giấc ngủ ban đêm dài như vậy nên ban ngày, ở nhà trẻ, Chép ngủ trưa ít hơn các bạn, chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Cô giáo đã đề nghị mẹ cho Chép ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn 1 chút. Bây giờ có hôm Chép đã đi ngủ được vào lúc 9h và dậy lúc 7h sáng. Chỉ có điều lúc 7h sáng thì mẹ vẫn buồn ngủ lắm, mắt cứ díp lại, mà Chép nằm bên cạnh thì cứ ô a rồi gọi "papa" hay "mama" để đòi ăn. Hôm nào mà dậy sớm như thế thì ở nhà trẻ Chép ngủ được 2~2 tiếng rưỡi.
Đảm nhiệm việc ru Chép ngủ là...Bố Chép. Hồi Chép được 10 tháng tuổi, mẹ phải uống thuốc nên quyết định cai sữa cho Chép luôn. Để cai được sữa thì lúc Chép đi ngủ, Bố sẽ thay mẹ nằm cạnh Chép, như thế Chép không ngửi thấy hơi sữa nữa. Chép khóc kinh lắm. Cứ khóc như thế suốt 4,5 hôm thì Chép cũng dần quen với việc đi ngủ mà không được ti mẹ. Bây giờ thành quen, cứ đến lúc đi ngủ là Bố vào ru. Bố Chép ru con khéo lắm.
Monday, March 19, 2007
Tuesday, March 13, 2007
Chép thể hiện tình cảm
Lúc mẹ đến đón Chép ở nhà trẻ, chỉ cần thoáng nhìn thấy mẹ đi phía ngoài cửa là Chép nhận ra ngay. Rồi tưởng mẹ đi đâu mất, cậu oà lên khóc. Đến lúc mẹ đi từ ngoài vào đến lớp thì thây Chép đã nước mắt nước mũi giàn dụa, mặt đỏ cả lên, trông đến là tội nghiệp.
Chép bây giờ cũng biết ghen tị rồi cơ đấy. Chép mà thấy cô Shimako yêu quý bế bạn nào lâu là Chép khóc ngay. Cô bế em Kamo mà Chép cũng không chịu. Chép cứ làm như cô Shimako là của riêng mình vậy. Không hiểu về sau Chép lên lớp, không có cô Shimako thì Chép sẽ thế nào.
Ở trong lớp, có lẽ Chép đặc biệt quý mến em Kamo. Chép thường thể hiện tình cảm của mình bằng cách bò đến vuốt má em, ôm cổ em, có lúc em đang ngủ cũng bò đến đánh thức cả em dậy. Hay là Chép còn đem đồ chơi đến cho em nữa. Cô bảo ra dáng anh trai lắm.
Đúng là con trẻ bao giờ cũng thể hiện tình cảm của mình một cách rất thật, và chính điều đó làm nên sự dễ thương.
Monday, March 12, 2007
Nhận xét của cô giáo (tháng 2)
キェンさん(1歳2ヶ月)
食べるのが大好きなキェンさん。しっかり食べた力をお友達との玩具のとりあいで発揮?握った玩具は絶対離しません・でも小さい友達に玩具を持っていてあげたりやさしい一面もあわせ持っています。今お気に入りは砂遊び。スコップと器を持ってご機嫌で砂の感触を確かめながら、お座りで飽きる事なく楽しんでいます。
(Tạm dịch)
Kiên là cậu bé rất thích ăn (nghe buồn cười nhỉ). Hình như là nhờ ăn uống tốt, cậu có sức khoẻ để tranh giành đồ chơi với bạn bè? Kiên đã nắm đồ chơi trong tay thì nhất định không chịu thả ra. Nhưng Kiên cũng có lúc rất thảo khi cầm đồ chơi đến đưa cho những bạn bé hơn. Bây giờ trò mà Kiên đang hứng thú là nghịch cát. Cầm xẻng và xô đựng, Kiên vừa ngồi vừa sờ vào cát, và cứ như thế không biết chán.
Những chuyện ngỗ nghĩnh của Chép (2)
Chép được cô giáo dậy cho cách chắp tay nói "gochisousama" sau bữa ăn để bày tỏ sự biết ơn về bữa ăn (cũng cần phải nói là cô đã dạy Chép rất nhiều thứ chứ không phải mẹ, ở nhà mẹ chỉ thích ôm Chép và ngắm thôi, hihi). Thế là cu Chép áp dụng bằng cách lúc nào mẹ nấu không ngon và không thích ăn nữa, thì Chép chắp hai tay vào và cúi đầu để hàm ý rằng "con xin mẹ, con không muốn ăn nữa đâu". Thế mới tức chứ. Có lần vừa ăn, vừa mải xem tivi, cậu không muốn ăn miếng tiếp theo Bố bón cho, thế là ngoảnh đầu lại một cái rất nhanh, chỉ kip chắp tay cúi đầu xin cảm ơn, rồi quay lại xem tivi tiếp. Bố mẹ vừa tức vừa buồn cười.
Chép rất tham ăn
Hồi trước, Chép cầm cái gì ở tay ăn là thế nào cũng chìa cho cả Bố lẫn mẹ cùng ăn.Thế mà bây giờ cậu tham lắm, không chịu chìa ra cho Bố mẹ ăn cùng đâu. Hoặc là lại có kiểu chìa ra rồi đợi lúc Bố mẹ há mồm ra định ăn là cậu rút ngay tay lại. Thế mới cáu chứ. Rồi cậu cười khoái chí, nheo cả mắt lại, và đút tọt tất cả những gì đang cầm ở tay vào mồm, như sợ bố mẹ ăn mất. Mồm phồng ra rồi nhai nhồm nhoàm.
Sunday, March 11, 2007
Chuyện học nói của Chép
Chép thì chỉ mới nói được mama, papa, baibai là rõ nhất thôi. Nghe Chép nói papa dễ thương lắm, có lúc còn nói thành "poapoa" ấy. Còn những từ khác thì toàn là bố mẹ hay cô giáo suy luận ra để hiểu. Không hiểu việc tiếp xúc cùng một lúc với 2 ngôn ngữ có làm cho Chép bị loạn lên không. Nhưng có vẻ như Chép tiếp thu tiếng Nhật và phản xạ bằng tiếng Nhật nhiều hơn.
Chẳng hạn mọi người nói "arigatou" (cảm ơn) thì Chép cũng cúi đầu rồi nói "tô", rồi lúc ăn mà nói "oishii" (ngon) thì thế nào Chép cũng lặp lại "shi". Chép đã hiểu được nghĩa một số từ đơn trong tiếng Nhật.
Có hôm mẹ đến đón Chép ở nhà trẻ thấy cô bảo là Chép đã nói được "dozo" (xin mời) và "sensei" (cô giáo) rồi đấy. Nhưng về nhà mẹ thử mọi cách cũng chẳng thể nào nghe ra được Chép nói 2 từ đấy như thế nào. Chẳng hiểu cô liên tưởng thế nào mà giỏi thế.
Chép mọc thêm 4 cái răng
Còn bây giờ thì lại đang nhú ra thêm 4 chiếc nữa ở hàm trên rồi. Thế là Chép có 12 chiếc răng. Nếu mẹ xem lịch tăng trưởng thì đúng tiêu chuẩn đấy.
À nhưng mẹ chưa biết cách đánh răng cho con thế nào cả. Ở Nhật người ta bảo bắt đầu đánh răng từ khi trẻ có 2 chiếc. Mẹ chưa thử bao giờ. Con toàn uống sữa xong rồi ngủ luôn. Bây giờ thì mẹ cho Chép xúc miệng bằng nước sau khi uống sữa rồi mới đi ngủ. Có lẽ lúc nào phải thử cách đánh răng vậy. Nhưng mà mẹ chẳng thấy dễ chút nào.
Saturday, March 10, 2007
Những chuyện ngộ nghĩnh của Chép
Hồi 7 tháng tuổi Chép đã hiểu một số điều Bố mẹ và mọi người xung quanh nói. Cậu được cô giáo dậy cho cách baibai để tạm biệt. Mỗi lần nhà có khách mà chuẩn bị đi về là cậu lại tự động vẫy tay baibai, có khi còn chỉ tay ra cửa cho khách nữa ấy.Có lần sau bữa tiệc, cả nhà chia tay các cô bác để đi về, bảo Chép baibai thì cậu vẫy tay loạn lên, ra chiều là muốn nhanh nhanh đi về lắm rồi, làm mọi người cười ồ lên.
Chép không thích đồ rởm
Ở nhà có đồ chơi hình quả dâu trông rất giống thật, Chép vốn thích ăn dâu bèn nhặt ngay lấy, nhét vào mồm, nhưng nhét vào rồi mới biết nó bằng nhựa không thể cắn được.Thế là cậu cảm thấy tức lắm, ném thật mạnh quả dâu ra xa. Rồi như chưa bõ tức, cậu còn bò đến nhặt lại quả dâu đem bỏ vào thùng rác nữa. Cậu làm như không bao giờ muốn nhìn mặt cái quả dâu đấy nữa.
Chép thích ăn thịt
Bữa ăn của Chép thường có thịt (cá)+ soup rau + cơm. Nhưng Chép chỉ thích chén thịt hoặc cá thôi. Nếu thìa mà có cả rau và cơm là cậu quay đi không chịu ăn. Rồi chỉ hẳn tay vào cái bát thịt để yêu cầu. Có lúc Bố bón cho Chép phải lấy tay che thìa đi để cậu ko nhìn thấy thìa có cái gì, nhưng Chép ăn vào mồm thì lại phát hiện ra, nên lại nhè ra. Bố mẹ nhìn mà phát phì cười. Nhưng rồi đến cuối bữa thì cậu cũng chén hết sạch cả thịt và rau. Hôm nào mẹ nấu ngon thì Chép ăn nhanh lắm. Bây giờ Chép ăn được muối rồi nên nấu nhạt quá là cậu thấy ko hợp miệng.
Chép biết nghe lời mẹ
Trẻ con tầm 1, 2 tuổi rất khó bảo. Chép thì cũng chưa biết nhiều nên có lúc không thể bảo được. Nhưng bây giờ nghe mẹ quát dame (không được bằng tiếng Nhật) thì Chép biết rồi, có lúc còn gục ngay đầu xuống khóc cứ làm như là bị oan lắm ấy. Có lần mẹ nhìn thấy Chép nhặt cái gì rơi trên sàn nhà rồi nhét vào mồm, mẹ quát dame 1 cái, Chép sợ quá thè ngay lưỡi để mẹ lấy ra, một cách rất tự giác, làm mẹ vừa thấy buồn cười vừa thương.
Thursday, March 8, 2007
Món quà con trai tặng mẹ ngày 8-3
Monday, March 5, 2007
Kyoto trong con mắt tôi
Những điều bạn có thể thấy ở Kyoto:
- Nếu chẳng may để quên tiền ở ga thì có thể bạn sẽ nhận lại vào ngày hôm sau
- Bạn có thể nhìn thấy những chiếc xe đạp đèo bao tải đựng lon, vỏ chai to quá khổ chẳng khác gì cảnh tượng thường thấy ở Việt nam.
- Bạn có thể thấy người vô gia cư sống rất nhiều ở dưới gầm cầu, nhưng vẫn nuôi pet để làm bạn với mình.
- Bạn cũng có thể thấy 2 người đàn ông chui ra khỏi xe ôtô và choảng nhau ngay ở giữa đường
- Bạn có thể thấy người ta chen nhau để mua hàng cũ và rẻ ở các flea-market
- Bạn có thể nhặt sách cũ một gia đình nào đó đặt ngoài cửa dành cho những người qua đường.
- Bạn có thể thấy "sản phẩm" của những chú cẩu yêu quý vẫn nằm chềnh ềnh trên đường vào sáng sớm
- Bạn có thể đang vác bụng bầu nhưng vẫn phải đứng trên xe bus chật cứng người, và hành khách bên cạnh thì nhắm mắt để khỏi phải nhìn thấy bạn.
- Nếu muốn vứt rác, bạn phải bỏ tiền mua túi đựng rác
- Bạn không được đèo nhau bằng xe đạp theo quy định giao thông, nhưng bạn vẫn mua được gac-ba-ga ở siêu thị.
(còn nữa)
Saturday, March 3, 2007
Lễ hội đón xuân
Thursday, March 1, 2007
ASAFAS
Nhưng mọi thứ đều đang thay đổi. Cái tin toà nhà này sẽ được phá đi và xây dựng lại làm cho tất cả các sinh viên đều cảm thấy bất ngời, hay nói đúng hơn là shock. Một quỹ tài trợ có tên là Inamori gì đó sẽ bỏ ra 10 oku yên để xây dựng một toà nhà 3 tầng, làm nơi triển lãm và nghiên cứu với tên gọi nghe rất kêu là こころの未来研究センター. Và tất nhiên toà nhà mới sẽ quay mặt ra đường Kawabata và con sông Kamo thơ mộng. Mọi thứ đã được quyết định, thông tin đã được đăng tải trên báo chí trước khi các sinh viên được biết. Một cảm giác tiếc nuối một không gian lịch sử lâu đời và gắn bó, cộng với cảm giác không được tôn trọng khi không được nhà trường thông báo trước, lo lắng không biết mình sẽ đi đâu và liệu có còn được quay về đây hay không, bao trùm các gian phòng nghiên cứu. Các sinh viên tổ chức các cuộc họp để đưa ra những yêu sách của mình với trung tâm, yêu cầu phải được giải thích. Cuối cùng thì cũng có một buổi gặp mặt giữa đại diện của trung tâm với sinh viên. Tuy cuộc gặp này là một lời xin lỗi của các giáo viên vì không thông báo kịp thời cho SV, nhưng lại cũng để lại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Có một điều chắc chắn là những SV của Khoa Nghiên cứu ĐNA sẽ không có chỗ trong toà nhà mới. Sẽ cần có thời gian để quyết định nơi nào sẽ là phòng học cho SV. Các SV nên đưa ra các yêu sách cụ thể của mình để họ còn xem xét. Từ nay về sau chắc là sẽ còn nhiều cuộc họp nữa đây.
Chỉ biết rằng mình sẽ chỉ còn ngồi học ở đây 1 tháng nữa thôi. Tất cả những cái gì cũ kỹ này sẽ bị phá huỷ để thay bằng sự hiện đại tương xứng với nó. Cũng qua chuyện này cũng hiểu thêm một phần về cách làm của người Nhật nữa.