Wednesday, July 23, 2008

20 điểm quan trọng trong việc nuôi dậy con cái

Trong quá trình nuôi dậy con từ lúc 0 tuổi, có rất nhiều điểm cần lưu ý. Tác giả Shichida Makoto đã tổng hợp thành 20 điểm quan trọng như dưới đây.

Point 1: Hãy nói chuyện với con
Ngay sau khi con chào đời, hãy nói chuyện nhiều với con. Hãy nói cho con tên của từng đồ vật xung quanh. Nếu sớm trò chuyện với con thì sau này con bạn sẽ trở thành đứa trẻ có khả năng nói chuyện 1 cách phong phú tới mức đáng ngạc nhiên.

Point 2: Hãy bế con ra ngoài chơi
Hãy bế con ra ngoài, và nói chuyện cho con nghe về những thứ mà con nhìn thấy. Không nên để con nằm trên xe nôi mà hãy bế con trên tay và nói chuyện với con. Tình mẫu tử, kết hợp với hiệu quả của việc nghe mẹ kể chuyện bên tai sẽ giúp trẻ trở thành đứa trẻ thông minh.

Point 3: Hãy kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích
Hãy kể cho con nghe thật nhiều những câu chuyện cổ tích. Không nên nghĩ rằng những câu chuyện chẳng hạn như cậu bé sinh ra từ quả đào là không hiện thực, vô lý và phi logic. Chính từ những câu chuyện siêu tưởng ấy mà tạo cho trẻ có khả năng lý giải được thế giới trìu tượng, thế giới siêu hình hay thế giới của những điều ước được sáng tạo ra. Không nên nuôi dậy con thành đứa trẻ chỉ có cứng nhắc một cách thực tế.
Những bức tranh, những tiểu thuyết, tất cả là do con người tạo nên từ thế giới siêu tưởng, siêu hình chứ không phải từ hiện thực. Nếu không hiểu được thế giới siêu tưởng, hư cấu thì sẽ không sáng tạo được nền văn hoá nhân loại. Những người tạo chỉ biết có hiện thực thì sẽ không hiểu được thế giới của nghệ thuật.
Việc kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích còn đem lại 1 hiệu quả nữa, đó là giúp trẻ nâng cao khả năng hiểu được những câu chuyện đang được nghe. Khi trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, tưởng tượng ra được khung cảnh, thì nếu bố mẹ kể cho con nghe 1 cách có cảm xúc, thì tâm hồn con trẻ sẽ được nuôi dưỡng một cách phong phú, có cảm xúc vui, buồn, lo lắng, theo ngữ cảnh của câu chuyện.
Được nuôi dưỡng như vậy, trẻ sẽ hình thành được năng lực chú ý lắng nghe câu chuyện của người khác, khi đi học sẽ chú ý lắng nghe lời giảng của thầy cô.

Point 4: Hãy cho trẻ xem truyện tranh
Từ khi trẻ mới được 4, 5 tháng, hãy cho trẻ xem những quyển truyện tranh và nói chuyện với trẻ về những bức tranh một cách dễ hiểu. Thời gian chỉ ngắn thôi cũng tốt. Đầu tiên không phải là đưa sách cho trẻ để trẻ tự xem, mà hãy đem sách vào tầm nhìn của trẻ và nói chuyện với trẻ. Khi làm như vậy thì lúc đầu có thể trẻ không thể hiện sự quan tâm lắm, nhưng dần dần não trẻ sẽ hình thành những tín hiệu đối với truyện tranh, và khi trẻ trên dưới 1 tuổi, chúng sẽ biểu lộ rõ sự vui thích khi được xem truyện tranh.
Có những đứa trẻ 1.5 tuổi mới được cho xem truyện tranh thì chúng chẳng biểu hiện sự quan tâm gì cả. Lúc này bố mẹ không biết phải làm như thế nào. Để 1 đứa trẻ tự nhiên trở nên thích truyện tranh là điều không thể. Phải kiên nhẫn, cho trẻ xem truyện tranh từng chút một mỗi ngày thì não trẻ mới hình thành được mạch dẫn thể hiện sự quan tâm đối với truyện tranh.

Point 5: Hãy cho trẻ tiếp xúc với những bản nhạc, những bức họa nổi tiếng
Mỗi ngày hãy cho trẻ nghe những bản nhạc nổi tiếng từ 1 đến 2 lần.
Ngoài ra, hãy trang trí trong phòng những bức tranh hay các tác phẩm điêu khắc đẹp. Nhưng điều quan trọng là không phải chỉ trang trí như vậy, mà hãy nói cho trẻ nghe về những bức tranh hay tác phẩm điêu khắc đó.
Hãy thỉnh thoảng thay đổi những bức tranh đang treo. Ít nhất là 1 tháng 1 lần hãy treo bức tranh khác.


Mẹ Chép lược dịch theo quyển 「赤ちゃん・幼児の知力と才能を伸ばす本」 七田 眞
(còn nữa)  

No comments: